Các cải tiến của Hải quân Anh Captain (lớp khinh hạm)

Phần lớn những chiếc lớp Captain đi đến Anh sẽ ghé vào cảng Belfast, nơi chúng được cải biến cho tương thích với những tiêu chuẩn của Hải quân Anh.[21] Danh sách có tổng cộng 109 thay đổi và bổ sung được đưa ra cho phân lớp Evarts, và 94 cải tiến dành cho phân lớp Buckley.[21]

Khác biệt đáng kể nhất là những chiếc frigate phân lớp Buckley của Hải quân Hoàng gia Anh không có các ống phóng ngư lôi,[16] trong khi các tàu khu trục hộ tống lớp Buckley của Hoa Kỳ có một dàn ba ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm) ngay phía sau ống khói (còn phân lớp Evarts không được thiết kế để mang ngư lôi).[22] Việc giảm bớt trọng lượng bên trên do tháo dỡ các ống phóng ngư lôi, cũng như việc cắt giảm vũ khí trước đó, đã khiến làm giảm chiều cao khuynh tâm và con tàu có xu hướng chòng chành nặng trong bối cảnh các cơn sóng ngắn tại biển Bắc Đại Tây Dương. Nhiều giải pháp đã được cân nhắc bao gồm việc tái trang bị các ống ngư lôi hay thay thế các khẩu pháo 3 inch/50 caliber Hoa Kỳ bằng các khẩu 4,5 inch của Anh nặng hơn, nhưng đều không khả thi do sự tắc nghẽn cổ chai trong sản xuất và các xưởng tàu Anh bị quá tải công việc. Cuối cùng vấn đề được giải quyết bằng cách tăng thêm số bom chìm con tàu mang theo ở sàn trên, và bổ sung đồ dằn cho lườn tàu, giúp làm giảm độ chòng chành đến mức chấp nhận được.[23]

Các cải tiến khác bao gồm:

Thiết bị hàng hải

Một chòi gác ("crow's nest" – tổ quạ) được đặt trên cột ăn-ten chính.[24] Một xuồng săn cá voi dài 27 foot (8 m) tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia được bố trí bên mạn trái của ống khói, bổ sung cho xuồng tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ bên mạn phải;[25] tăng thêm số phao Carley cứu sinh: các phao lớn trên giá trượt phía sau ống khói và phao nhỏ phía sau bệ đèn pha tìm kiếm.[26] Tấm chắn gió được lắp trên khu vực mép trước cầu tàu, và khu vực phía sau đuôi tàu được lắp mái che bằng vải bạt để che đỡ sóng gió tốt hơn cho kíp vận hành mìn sâu.[24] Các vây giảm lắc được kéo dài và đặt sâu hơn, một quy trình thường phải mất ba tuần mới hoàn tất.[22]

Vũ khí

HMS Stayner (phân lớp Buckley) hoạt động như tàu frigate kiểm soát tuần duyên; lưu ý khẩu pháo 2-pounder (40 mm) "pom-pom" bố trí trước mũi tàu

Các khẩu pháo phòng không Bofors 40 mmOerlikon 20 mm được trang bị thay vào chỗ các dàn ống phóng ngư lôi được tháo dỡ,[27] và bệ Mk. IV dành cho pháo được thay thế bằng kiểu bệ Mk. IVA đơn giản hơn.[28] Những chiếc lớp Captain phục vụ trong vai trò tuần duyên nhằm săn đuổi các tàu E-boat đối phương được trang bị pháo bổ sung.[27] Trên một số chiếc, các tấm chắn được lắp trên các khẩu pháo chính hoặc là miếng chắn sóng biển và mảnh đạn được lắp cho khẩu pháo B.[24] Ống phóng pháo sáng 2-inch được lắp trên khẩu pháo B, từ ba đến sáu ống tùy theo khẩu pháo có hay không có miếng chắn tương ứng.[24] Một khẩu pháo 2-pounder (40 mm) "pom-pom" được bổ sung trước mũi những chiếc frigate phục vụ cho lực lượng tuần duyên.[29]

Cách bố trí cầu tàu được thay đổi đáng kể; dễ nhận ra nhất là việc bổ sung một tháp chỉ huy và kiểm soát hỏa lực hai tầng để cải thiện tầm nhìn và bảo vệ tốt hơn các thiết bị. Ống phóng thẳng đứng để phóng pháo sáng thả dù được bố trí hai bên cầu tàu.[24]

Vũ khí chống ngầm

Số lượng bom chìm mang theo được chứa thêm ở sàn trên hai bên mạn tàu, cho phép có tổng cộng khoảng 200 quả; ngoài các hộp khói hóa chất của Hải quân Hoa Kỳ đặt phía đuôi tàu, những phao khói của Hải quân Anh được gắn trên các quả mìn sâu.[30] Ăn-ten định hướng tần số trung bình (MF/DF) được đặt phía trước cầu tàu, và một ăng-ten định hướng cao tần (HF/DF: High-frequency Direction Finding, "Huffduff") Kiểu FH 4 được bố trí trên đỉnh cột ăng-ten chính.[30] Ngoài ra, con tàu còn có một bộ th sóng vô tuyến theo các tần số liên lạc giữa các tàu U-boatE-boat, do một thủy thủ thành thạo tiếng Đức vận hành. Những chiếc lớp Captain sau này được trang bị hệ thống sonar (Asdic) Kiểu 144,[28] vốn là bản nâng cấp từ Kiểu 128D,[31] và một bộ mồi bẫy âm thanh Foxer được trang bị phía đuôi tàu (cũng như hầu hết các tàu hộ tống vượt đại dương) từ năm 1944 để đối phó với loại ngư lôi dò âm G7es (GNAT) của Hải quân Đức.[30]

Hoa tiêu và thông tin liên lạc

Những bộ phận bằng thép chung quanh bệ la bàn (binnacle) được thay thế bằng kim loại màu (không có từ tính).[28] Ngoài hệ thống dẫn đường LORAN tầm xa tiêu chuẩn của Hải quân Hoa Kỳ, các con tàu được bổ sung một bộ dẫn đường tầm ngắn GEE của Hải quân Hoàng gia. [30] Chúng cũng được trang bị một bộ truy vấn radar, cho phép nhận dạng bạn thù (IFF: Identification Friend or Foe) trên những con tàu được trang bị tương đương; cùng với một bộ đèn tác chiến bốn màu gắn trên cột ăng-ten chính[30] để giúp nhận diện tàu bạn lúc chiến đấu ban đêm.[32]

Ngụy trang và phù hiệu biểu trưng

Theo quy trình tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia Anh, mọi chiếc lớp Captain đều có số hiệu lườn lớn được sơn hai bên mạn phía mũi và phía đuôi tàu, thường là màu xanh, đỏ hay đen.[33][34] Đội hộ tống (mà phần lớn các tàu lớp Captain được phân bổ) có phù hiệu riêng của họ, những phù hiệu đặc trưng và nhiều màu sắc này được sơn lên bên hông ống khói; và nếu con tàu đảm trách vai trò soái hạm của vị tư lệnh đội hộ tống, nó sẽ có một vòng sơn (thường là xanh hay đỏ) chung quanh đỉnh ống khói.[30] Mực nước của các con tàu luôn luôn được sơn đen.[34]

Có tổng cộng năm sơ đồ ngụy trang được áp dụng cho lớp Captain.[30] Chúng rời xưởng tàu với màu trắng kèm theo những khối đa giác màu xanh nhạt, là sơ đồ ngụy trang của Hải quân Hoa Kỳ tại các vùng vĩ tuyến Bắc. Với những con tàu được phân công hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương, một sơ đồ phối hợp xanh nhạt, xanh đậm và xanh lá với những mảng trắng được áp dụng vì người ta tin rằng chúng hòa hợp với màu nước biển trong thời tiết xấu.[30] Những chiếc được phân cho Lực lượng Kiểm soát Tuần duyên vào năm 1944 để hoạt động tại eo biển Manche, cùng những chiếc hoạt động như tàu chỉ huy trong Chiến dịch Neptune có sơ đồ ngụy trang đen, xanh, xám nhạt và trắng.[30] Những chiếc được phân cho Chi hạm đội 16 (Harwich) và Chi hạm đội 21 (Sheerness) để hoạt động tại Bắc Hải và eo biển Manche có cấu trúc thượng tầng được ngụy trang những mảng ngang xám nhật và xám đậm, giống như được Hải quân Hoa Kỳ áp dụng.[30] Đến đầu năm 1945, một sơ đồ ngụy trang được áp dụng cho mọi con tàu của Hải quân Hoàng gia Anh bao gồm màu trắng với một sọc xanh da trời suốt lườn tàu.[30]

Cải biến thành tàu chỉ huy trong cuộc đổ bộ Normandy

HMS Dacres sau khi cải biến thành tàu chỉ huy trong cuộc đổ bộ Normandy; lưu ý cột ăng-ten chính nhỏ hơn bổ sung để mang thêm nhiều ăng-ten vô tuyến

Ba chiếc frigate lớp Captain (Dacres (K472), Kingsmill (K484)Lawford (K514)) được chọn để cải biến thành tàu chỉ huy nhằm phục vụ trong Chiến dịch Neptune, hoạt động hải quân trong khuôn khổ cuộc Đổ bộ Normandy. Pháo 3 in (76 mm) cùng toàn bộ thiết bị mìn sâu phía đuôi tàu được tháo dỡ, và cấu trúc thượng tầng được kéo dài để lấy chỗ cho nhân sự Ban tham mưu. Hai nhà tạm cấu trúc trên sàn tàu để chứa thiết bị thông tin, bổ sung một cột ăn-ten để tăng cường thiết bị liên lạc và các dàn radar mới. Hỏa lực phòng không cũng được tăng cường thêm bốn khẩu Oerlikon 20 mm, và các bộ radar mới bao gồm: radar Kiểu 271 bước sóng cen-ti mét chỉ thị mục tiêu, radar Kiểu 291 cảnh báo không trung, cùng các bộ nhận dạng bạn thù (IFF: Identification Friend or Foe) 242 và 253 kèm theo.[3][35] Thành phần thủy thủ đoàn giảm xuống còn 141 người, nhưng lại tăng thêm một ban tham mưu bao gồm 64 người. [3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Captain (lớp khinh hạm) http://www.history.navy.mil/danfs/h8/hotham-i.htm http://www.naval-history.net/xDKEscorts15Fr-Capt1.... http://www.naval-history.net/xGM-Chrono-15Fr-Capt-... http://uboat.net/ http://www.uboat.net/allies/warships/class.html?ID... http://www.uboat.net/allies/warships/ship/5464.htm... http://www.uboat.net/allies/warships/ship/5467.htm... http://www.uboat.net/allies/warships/ship/5474.htm... http://www.uboat.net/allies/warships/ship/5481.htm... http://www.uboat.net/allies/warships/ship/5482.htm...